Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIÁO DỤC TRẺ EM

Đảng và nhà nước ta đã xác định :" Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến vấn đề phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ". Giáo dục và đào tạo nước nhà có nhiệm vụ :"Nâng cao dân trí đào tạo nhâm lực , bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh ". Muốn thực hiện mục tiêu nói trên và triển khai có hiệu quả chủ trương: “Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên”, phải nói đến việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội, trong mối quan hệ này sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường đóng vai trò then chốt, quan trọng quyết định đến sự phát triển toàn diện của học sinh và có tác động đến chất lượng chung của toàn trường.
Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường cũng như ở địa phương. Góp phần trong công việc này, tôi xin được trình bày một số biện pháp theo suy nghĩ của mình như sau:
1. Trao đổi thông tin qua bảng điểm môn học của học sinh:
Giáo viên là người đại diện cho nhà trường tiến hành thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tiếp xúc, hiểu rõ và nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh. Do đó, GVCN là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Người GV yêu nghề và mến trẻ, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục luôn có những băn khoăn về tình trạng học tập và ý thức đạo đức của học sinh hiện nay. Làm thế nào để giảm các tác động không tốt từ môi trường bên ngoài đến học sinh? Chúng ta cần có biện pháp phối hợp hoạt động giữa nhà trường (GV) và gia đình (cha mẹ học sinh) kịp thời. Để đảm bảo thông tin của học sinh về đến gia đình một cách thường xuyên và để thể hiện mối quan hệ giữa GVCN với GVBM, chúng ta có thể lập bảng theo dõi điểm cho học sinh. Bảng điểm này gắn vào đầu trang vở học bộ môn của từng học sinh và được GVCN quản lí một cách chặt chẽ. Bảng điểm là cơ sở để phụ huynh và giáo viên có thể trao đổi thông tin hàng tuần. Thông qua bảng điểm phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện của con em, từ đó có ý kiến phản hồi hoặc đề xuất với nhà trường.
Về phía nhà trường và giáo viên, bảng điểm rất thuận tiện cho việc kiểm tra và đánh giá học sinh; Đồng thời, qua đó kích thích học sinh trong việc phát huy tính tích cực và hứng thú học tập, sáng tạo bằng các con điểm cộng đại số . biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh là trong quá trình giảng dạy, có những câu hỏi khó mà học sinh trả lời được; vở bài tập hoặc vở soạn mà học sinh hoàn thành tốt ... giáo viên có thể khuyến khích bằng cách cộng thêm điểm thưởng cho học sinh vào cột kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút.
GVCN có kế hoạch để thường xuyên báo cáo kết quả học tập và rèn luyện cho BCH hội phụ huynh lớp và nhờ họ có biện pháp thông báo kịp thời tới phụ huynh học sinh. Yêu cầu phải có ý kiến phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
2. Thực hiện cam kết phối hợp: GVCN đại diện cho nhà trường thực hiện bản cam kết phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Nội dung bản cam kết nêu lên những vấn đề ràng buộc trong giáo dục kết hợp giữa nhà trường với gia đình, làm cho cha mẹ học sinh thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi cam kết. Thực hiện tốt việc cam kết có nghĩa là nhà trường đã thu hút được một sự ủng hộ lớn từ phía gia đình học sinh. Từ việc cam kết giáo viên khơi dậy cho cha mẹ học sinh tinh thần tự giác, ý thức quan tâm đến hoạt động học tập, rèn luyện của con em mình. Họ được tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường, được quan sát sự phát triển của con cái và được chia sẻ cùng thầy cô công việc nặng nhọc của các nhà giáo dục. đồng thời qua cam kết, GVCN giúp cho cha mẹ học sinh hiểu được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em. Trong quá trình giáo dục nhà trường có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính xã hội, nhưng chính gia đình – cha mẹ làm nảy sinh cho đứa trẻ những đức tính ấy. Cha mẹ cũng nên hiểu trách nhiệm của mình để cùng với nhà trường giáo dục con, em mình phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, trí tuệ.
3. Trang bị kiến thức cho gia đình học sinh: Chúng ta cần giúp cho cha mẹ học sinh có những kiến thức về giáo dục, làm cho họ quan tâm đến giáo dục và từ đó đưa ra các yêu cầu cụ thể để họ thực hiện:
• Dành cho con em thời gian học tập hợp lý, giảm thời gian lao động trong gia đình. Thường xuyên kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của học sinh nhận xét vào bảng điểm đồng thời cho ý kiến phản hồi tới GV và nhà trường. Cần khắc phục khó khăn của gia đình để đầu tư cho con em học tập. Tạo điều kiện cho các em có đủ sách vở tài liệu để học. Giúp cho học sinh có góc học tập và hướng dẫn chúng l?p thời gian biểu phù hợp với điều kiện cụ thể của gia đình.
• Tham gia xây dựng quĩ khuyến học của thôn làng.
• Đặc biệt phải tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức
• Hoàn thành bản cam kết với nhà trường trong họp phụ huynh đầu năm.
• Tác động của GVCN đến gia đình học sinh là quá trình làm chuyển biến nhận thức của họ đối với công tác giáo dục. GVCN cần làm cho PHHS hiểu được lợi ích của việc đầu tư cho con cái học hành để họ cùng chia sẻ và từ đó nhà trường sẽ không còn đơn phương trong công tác giáo dục và giảng dạy cho học sinh.
4. Huy động sự giúp sức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Việc phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục là biện pháp giáo dục rất quan trọng, có tính chất tổng hợp nhằm tạo ra môi trường giáo dục học sinh toàn diện. Đó là biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường, trong lớp học và ngoài nhà trường của học sinh. GVCN là cầu nối giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục và hiệu trưởng. GVCN phải biết vận động và sử dụng các lực lượng xã hội giúp cho hiệu trưởng thông qua những công việc cụ thể của lớp học. Qua những thông tin nắm bắt từ cha mẹ học sinh, GV có thể giúp HT nắm bắt tình hình giáo dục để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Trong quá trình thâm nhập thực tế, thăm hỏi và trao đổi với cha mẹ học sinh, GVCN thay mặt cho nhà trường trao đổi, phổ biến tuyên truyền các biện pháp giáo dục đến cho họ và các đoàn thể trong xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét