Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

“Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại tiếng Việt đối với học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh - Đăk Đoa”.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ loại là đối tượng nghiên cứu thuộc hệ thống ngôn ngữ hơn là thuộc về các chức năng của ngôn ngữ. Vấn đề từ loại có cội nguồn từ thời cổ đại. Ngay từ thời xa xưa ấy, trong công tác phân định từ loại, hay phân loại từ về mặt ngữ pháp, đã nổi rõ lên vấn đề nguyên tắc phân định từ loại, phạm vi bao quát của các từ loại và tên gọi các từ. Các từ loại của ngôn ngữ là lớp từ nhất định của ngôn ngữ ấy xét ở đặc trưng ngữ pháp. Quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt được tiến hành qua nhiều bước, nhiều bậc: từ cái nhìn bao quát về các lớp từ tiếng Việt đến việc phân định thành các phạm trù từ loại, các tiểu loại, các nhóm trong một từ loại. Vốn từ tiếng Việt có thể chia làm hai mảng là thực từ và hư từ. Sự phân biệt này chủ yếu căn cứ vào ý nghĩa mà từ diễn đạt: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Thời gian gần đây, trong công việc phân định từ loại tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu có một xu hướng khá thống nhất là căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây: Ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù chung); Khả năng kết hợp (biểu hiện về hình thức); Khả năng giữ chức vụ cú pháp chủ yếu (khả năng làm thành phần câu, tiêu chuẩn về chức năng).Về vấn đề lí luận thì việc phân định về từ loại còn có nhiều ý kiến và nghiên cứu.

Về thực tế giảng dạy tại trường THCS cho đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa và có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chưa có đủ các điều kiện để tìm hiểu mở rộng. Vì vậy, người giáo viên cần có những thao tác tổng hợp, bao quát và sau đó là cụ thể hóa từng nội dung để các em có thể tiếp nhận dễ dàng. Giáo viên Ngữ văn luôn lo lắng về khả năng tiếp nhận văn học và vấn đề nắm kiến thức ngữ pháp của học sinh trong khi sử dụng từ loại, xác định các từ loại cũng như trong diễn đạt. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và khả năng mở rộng vốn từ cho học sinh. Câu hỏi đặt ra là làm sao học sinh có thể nắm bắt được bản chất và có được những hiểu biết cơ bản về từ loại tiếng Việt? Có biết có hiểu thì các em mới có khả năng xác định, sử dụng từ loại đúng mục đích và hiệu quả trong quá trình giao tiếp bằng văn bản nói, văn bản viết. Để giúp cho giáo viên và học sinh của trường có được một số thông tin cơ bản về từ loại và thuận tiện hơn trong việc tổng kết hệ thống kiến thức từ loại tiếng Việt, tôi xin nêu vấn đề “Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại tiếng Việt đối với học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh - Đăk Đoa”. Đề tài góp phần giúp giáo viên Ngữ văn trong các tiết ôn tập và hệ thống kiến thức Ngữ pháp cho học sinh. Giúp học sinh thiết lập được hệ thống từ loại của tiếng Việt. Khi phân định từ loại học sinh hiểu thêm về bản chất ngữ pháp của các từ loại. Biết sử dụng các từ loại để làm công cụ và làm tăng hiệu quả giao tiếp trong văn bản nói và văn bản viết. Từ việc phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan; tìm hiểu giáo viên và học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh qua các tiết học, các bài kiểm tra Ngữ văn, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng việc giảng dạy môn Ngữ văn và vấn đề nắm kiến thức ngữ pháp về phần từ loại của học sinh tại trường THCS Nguyễn Văn Linh; tổng hợp một số kiến thức cơ bản giúp giáo viên có được hệ thống kiến thức từ loại cho học sinh trong quá trình dạy – học; góp phần cùng với giáo viên tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc dạy học về từ loại tiếng Việt.









PHẦN NỘI DUNG

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT:

1.1. Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt

1.1.1. Các quan điểm phân định từ loại trong tiếng Việt

a. Phủ nhận sự tồn tại của từ loại: Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tùng. Tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phương Tây (không có sự biến đổi hình thái) do đó không có từ loại, mà, tuỳ thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau.

b. Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại. Tuy nhiên trong nhóm này có những khác biệt trong việc nhận định, phân loại.

b1. Thuần tuý ý nghĩa khái quát (Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh)

b2. Chức vụ cú pháp (Phan Khôi): Một từ có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.

b3. Khả năng kết hợp (Lê Văn Lí, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng):

- Khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ;

- Khả năng làm thành tố phụ của ngữ.

1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại

Chủ yếu dựa trên tiêu chí ngữ pháp (chức vụ ngữ pháp và khả năng kết hợp)

+ Chức vụ cú pháp: 1 từ loại có nhiều chức vụ cú pháp khác nhau.

+ Chức năng ngữ nghĩa–cú pháp (vai nghĩa):

1.1.3. Kết quả phân loại



________________________________________

Kết quả phân loại của TS. Nguyễn Hồng Cổn (Ngôn ngữ. Số 02/2003)

1.2. Khái niệm về từ loại:

Theo “Từ loại tiếng Việt hiện đại” của tác giả Lê Biên :

Sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ mới được gọi là từ loại. Từ loại sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những lớp hạng dựa vào đặc trưng ngữ pháp của từ (việc thực hiện các chức vụ ngữ pháp nhất định của từ).

* Lưu ý: Từ khái niệm này chúng ta cần lưu ý từ loại khác với từ đơn, từ phức.

1.3. Hệ thống các từ loại tiếng Việt theo sách giáo khoa Ngữ văn THCS:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét