Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

Thầy giáo đồng bằng lên dạy vùng cao.

Giờ đây, sự nghèo khó đã có phần giảm bớt. Song cuộc mưu sinh của những người thầy vùng cao, vùng sâu cũng chẳng dễ dàng gì. Bởi với các thầy ngoài nghề còn nghiệp – còn bao trăn trở trên miền đất Ba zan đầy nắng gió. Tôi đã gặp đã quen các thầy cô ở xã Đăk sơmei – Đăk Đoa – Gia Lai – một xã vùng căn cứ địa cách mạng – xã nghèo trong diện vùng ba. các thầy, cô giáo ở đây đa phần là người Kinh. Thầy cô từ đồng bằng lên. họ đến từ những miền quê khác nhau nhưng đồng chí hướng “Dạy – học” và rất yêu nghề. Họ thực sự gắn bó với miền quê thứ hai này với những mùa nắng cháy, những cơn mưa rừng dai dẳng. mỗi người một vẻ song rất yêu đời, yêu nghề. Và đây là một số chuyện tôi được biết:
- Chuyện thứ nhất:Chuyện của thầy giáo được phong là “Già làng” của làng giáo.
Thầy Phạm Năng Thạch. Năm nay thầy đã bước qua tuổi bốn lăm, dáng người nhỏ bé, trầm tĩnh. Thầy đã gắn bó với giáo dục vùng sâu hơn hai mươi năm nay. Có lẽ, những vùng rừng núi, bản làng nơi đây đã quá quen thuộc với dấu chân thầy. Những ngày sống ở đây giúp thầy có thêm một ngôn ngữ mới để trao đổi cùng bà con. Đó là tiếng Barnah. Bao người đến rồi đi. Cuộc sống gian nan vất vả trăm bề với vài gian lớp học tuyềnh toàng. Đến giờ, Đăk sơ mei đã có bốn trường học và thầy trở thành hiệu trưởng một trường học hơn bảy trăm học sinh. lớp những giáo viên đến sau vẫn lấy thầy làm gương để động viên mình bám trụ. Và trong làng giáo, mỗi khi gặp gỡ đều thân thương gọi thầy là “Già làng”
- Chuyện thứ hai: Cô giáo sống trên chòi giữa bản.
Bản Đê Pra cách trung tâm xã tám km đường rừng. Dan bản sống thưa thớt nhưng đổi lại họ rất ham học và yêu quý thầy cô. Cô Xuân, sau khi tốt nghiệp THSP được phân công về đây. Trường học tre lá đơn sơ. Xuân được dân bản dựng cho một cái chòi gần bên trường học. Có lẽ phải có một bản lĩnh lớn mới “thích nghi” được với cuộc sống mới này. Ngày đi dạy, giữa đám học trò chưa thông tỏ tiếng Việt, còn phải dùng nhiều ngôn ngữ bằng tay để ra hiệu. Đêm trở về bên ngọn đèn dầu leo lét giữa núi rừng. Tình thương yêu của dân bản và nghị lực bản thân đã giúp Xuân trở thành một cô giáo giỏi bám trường, bám lớp.
- Chuyện thứ ba: Trường THCS Đăk sơ mei đang đối đầu với những khó khăn thiếu thốn.
Từ thầy hiệu trưởng Nguyễn Tiến Mạnh, rồi nay là thầy Mai Văn Diễu- các thầy đã hết sức cố gắng nhưng cơ ngơi của trường thì đang xuống cấp. Mùa nắng, thầy và trò hứng nắng. Mùa mưa, cùng chịu mưa. Đúng là bài toán khó giải. Mặc dù, trường được sự quan tâm của phòng Giáo dục nhưng đời sống của bà con nơi đây còn nghèo đói – biết đến bao giờ trường mới được khang trang.
- Chuyện thứ tư: Cô giáo trẻ nhất làng giáo.
Đxa mất nhiều đêm suy nghĩ và khóc thầm, cô giáo Liễu quyết định nhận nhiệm sở. Đến trường mọi thứ đều xã lạ. Trong nỗi nhớ xa quê hương, cô được đùm bọc giữa không khí ấm áp của làng giáo. Và bây giờ, cô giáo trẻ ấy đã không ngần ngại mà nói rằng: “Rất yêu quý vùng đất này:
Những người con từ đồng bằng lên yêu quý Tây Nguyên như chính quê hương mình. học trò của họ bây giờ nhiều em đã trở thành đồng nghiệp. họ thực sự đã có cuộc sống gắn bó với vùng cao. các cô thầy khác nhau về tuổi tác, quê hương nhưng đều chung một ý nghĩ về miền quê mới. Ý nghĩ thật giản đơn mà đáng trân trọng: Yêu trường bám lớp; xây dựng Đăk sơmei thành quê hương thứ hai giàu đẹp và tri thức.
(Kiều Oanh – Báo GDTĐ số 59-2001)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét